31 tháng 3, 2011

Phương pháp ABA dành cho người mắc chứng tự kỷ

Vào những năm 60 của thế kỉ 20, Charles Ferster, Ivan Lovaas, Montrose Wolf và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 80, ABA mới được coi là một phương pháp can thiệp cho tự kỉ.

Image
Ảnh: sưu tầm
Gần đây, Johnny Matson và các đồng nghiệp của mình đã công bố gần 550 các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của phương pháp này khi áp dụng can thiệp cho những người mắc chứng tự kỉ.

Phân tích ứng dụng hành vi (ABA) là gì?
Phân tích hành vi là một phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của một chủ thể.
Phân tích ứng dụng hành vi (ABA) được xem như là việc sử dụng phương pháp phân tích hành vi và dựa trên các kết quả nghiên cứu để thay đổi tích cực các hành vi quan trọng có ý nghĩa xã hội. Tự kỉ chỉ là một trong số nhiều địa hạt có thể ứng dụng thành công phân tích hành vi.
Ứng dụng (Applied)- các nguyên tắc được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội.
Hành vi (Behavioral) – dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi.
Phân tích (Analysis) – sự tiến bộ được lượng hóa và từ đó có những thay đổi về can thiệp.

ABA và tự kỉ
TS Ivan Lovass, một nhà tâm lý học, đã lần đầu tiếp áp dụng tiếp cận ABA cho người mắc chứng tự kỉ, tại khoa Tâm lý học, Trường Đại học California, Los Angeles vào năm 1987.
Ý tưởng của Lovass là thông qua phương pháp ABA, các kỹ năng xã hội và hành vi có thể được dạy dỗ, luyện tập, thậm chí đối với những trẻ mắc chứng tự kỉ nặng. Thực tế cho thấy đến thời điểm hiện nay, đây là phương pháp can thiệp hiệu quả nhất đối với trẻ tự kỉ.

Các bước tiến hành
1. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có.
2. Sau đó, sự lựa chọn các mục tiêu trị liệu đối với từng cá nhân sẽ dựa trên kết quả đánh giá ban đầu.
3. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kĩ năng trong mọi lĩnh vực (học các học, giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi v.v). Các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn gian đến phức tạp.

Mục đích của ABA
Mục tiêu chung và cuối cùng là để giúp mỗi trẻ hình thành các kỹ năng cơ bản, giúp trẻ, về lâu về dài, sống độc lập và thành công ở mức có thể.

Các kỹ thuật cần có:
Một loạt các kỹ thuật hỗ trợ được sử dụng để củng cố các hành vi đã có và hình thành những hành vi mới.
Điều này liên quan đến việc thiết kế có chủ ý và rõ ràng, các cơ hội lặp đi lặp lại để trẻ học và thực hành các kỹ năng hàng ngày, với cơ chế củng cố phong phú và tích cực.
Một trong những cách để thiết kế các cơ hội này là người lớn đặt ra cho trẻ hàng loạt các "tình huống thử". Mỗi tình huống có những gợi ý hoặc chỉ dẫn cụ thể và kết quả/đánh giá do người lớn đưa ra phụ thuộc vào trả lời của trẻ. Cách thức như vậy được gọi là "tình huống thử riêng biệt" (discrete trial).

Image

"Tình huống thử riêng biệt" gồm 3 thành tố:
1. Tiền hành vi (thường là kích thích bằng lời hoặc vật chất, thúc đẩy hành vi, ví dụ như một lời yêu cầu)
2. Hành vi (được gọi là sự đáp lại "tiền hành vi")
3. Kết quả cho hành vi.
Nếu hành vi diễn ra như mong đợi, kết quả sẽ mang tính tích cực, nhằm củng cố hành vi như khen thưởng, tặng quà, khích lệ…
Nếu hành vi không như mong đợi, người chỉ dẫn phải đưa ra trả lời đúng, sau đó lặp lại tình huống và trong trường hợp cần thiết phải đưa thêm nhiều chỉ dẫn.
Ví dụ như người lớn bảo đứa trẻ "con hãy đi tìm bóng!" Đứa trẻ sẽ nhìn xung quanh và cầm quả bóng lên. Nếu đứa trẻ tìm thấy quả bóng, người lớn khích lệ “hoan hô, đúng rồi, con giỏi lắm”. Nếu đứa trẻ nhặt một vật khác, không phải quả bóng, người lớn nói “đây chưa phải là quả bóng, con cố gắng lên” và nhắc lại chỉ dẫn "con đi tìm quả bóng". Tùy theo khả năng của trẻ, người lớn có thể gợi ý thêm "quả bóng tròn tròn"… hoăc có thể phải cùng đứa trẻ đi tìm quả bóng.
Nội dung cụ thể cho trị liệu theo "tình huống thử riêng biệt" được thiết kế dựa trên những đánh giá cá nhân đứa trẻ: nhu cầu, sở thích, khả năng. Ví dụ như với một trẻ đã có khả năng tự đi giày, người lớn không nên đặt mục tiêu huấn luyện trẻ tự đi giày và tất nhiên sẽ không thưởng, khen ngợi khi trẻ hoàn tất công việc. Thay vào đó, nên tập trung dạy trẻ các kỹ năng xã hội và các hành vi khác khó khăn hơn.

Đánh giá phương pháp ABA
Ưu điểm:
• ABA rất hiệu quả để dạy trẻ tự kỉ rất nhiều các kỹ năng, có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi: ở nhà, ở trường học, ở chợ, ở cửa hàng, trên xe, vào giờ ăn cơm, giờ giải trí/giải lao, giờ chơi...
• Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABA sẽ hiệu quả hơn nếu như bệnh Tự kỷ được phát hiện và can thiệp sớm.

Nhược điểm:
• Không phải ai cũng thực hiện được: Ở nước ngoài (Anh, Mỹ), những người có thể áp dụng phương pháp này để giáo dục trẻ tự kỉ (giáo viên, cha mẹ) cần được học kĩ càng, cơ bản về ABA, đáp ứng những yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và có sự đánh giá của "Hội đồng chứng nhận nhà phân tích hành vi" (Behavior Analyst Certification Board).
• Không dễ gì thực hiện được: Để dạy trẻ theo phương pháp này, cần có sự tập trung công sức, thời gian và tài chính, và có thể kéo dài trong nhiều năm. Ví dụ như để dạy trẻ ngồi xuống khi được yêu cầu, một nhà trị liệu đã phải mất đến 5 tuần với 150 lần "tình huống thử"
• Không giúp chữa khỏi hoàn toàn: Đây cũng không phải là "phương thuốc thần tiên" giúp chữa khỏi chứng tự kỉ. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng phương pháp, tuân thủ nguyên tắc, sự tiến bộ ở trẻ là nhanh chóng và nhìn thấy được. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng với một chương trình can thiệp tập trung, 1 nhà trị liệu-1 trẻ, với thời lượng trung bình 40 giờ/tuần, trẻ có thể khôi phục được một số kĩ năng đã mất và có khả năng tiếp tục học (tất nhiên không thể mong đợi tốt như một trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi). 
____________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

30 tháng 3, 2011

Chương trình "can thiệp tự kỷ"

Bỏ lại bộn bề công việc nơi gia đình, công việc xã hội, các chị, mẹ của những đứa con bị bệnh tự kỉ đã đưa con về khoa tâm bệnh Bệnh viện Nhi Hà Nội để học phương pháp chữa trị bệnh cho con.

Image
(ảnh sưu tầm)
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Dấu hiệu nào để các chị có thể phát hiện con mình bị tự kỉ, quá trình tìm phương pháp trị liệu cho con của các chị như thế nào? hãy cùng nghe họ chia sẻ.

Chị Thanh Hoa (Đông Anh - Hà Nội):

Gia đình chị phát hiện cháu bị bệnh tự kỉ khi lên 2 tuổi. Như mọi người đã biết, một đứa trẻ bình thường 1 năm tuổi đã bập bẹ học nói, nhưng khi cháu nhà chị được 1 tuổi thậm chí 1 tuổi rưỡi vẫn không có dấu hiệu của việc tập nói. Lúc đó gia đình đã biết là cháu bị bệnh nhưng không rõ là bệnh gì. Chị và bố của cháu đã đưa con đi khám ở rất nhiều nơi, khi đến khoa tâm bệnh của Bệnh viện Nhi thì bác sĩ kết luận cháu bị bệnh tự kỉ.

Khi biết con mình mắc bệnh tự kỉ, chị rất hoang mang, không biết là bệnh này sẽ chữa như thế nào. Rất may là khoa tâm bệnh đang triển khai chương trình “Can thiệp tự kỉ” vậy là chị đăng kí cho con vào đây học ngay. Thời gian học 2 tuần, cả chị và bé đều tiến bộ rất nhiều. Bé đã làm quen với các đồ chơi, chơi với các bạn cùng lớp. Còn chị thì được các bác sĩ cung cấp sách về bệnh tự kỉ để đọc, rồi trực tiếp tham gia chơi cùng trẻ bị tự kỉ, mỗi lần chơi là một lần học. Hết tuần này chị sẽ xin Trung tâm cho cháu về nhà chữa trị, với những gì đã học được chị tin là sẽ giúp con chiến thắng căn bệnh tự kỉ.

Chị Ngọc Anh (Vĩnh Phúc):
Chị là người đầu tiên trong gia đình phát hiện con mình bị bệnh. Bởi bé gái nhà chị khi 28 tháng có những biểu hiện rất kì lạ, không giống các bạn cùng lứa tuổi: “không biết nói, đặc biệt cháu không giao tiếp với người ngoài chỉ thích chơi một mình”. Lúc đầu, chị đưa cháu đi khám ở khoa tai Mũi Họng vì nghĩ là cháu bị điếc, nhưng bác sĩ khám kết luận cháu không hề có vấn đề ở tai. Sau đó, cháu được giới thiệu sang khoa tâm bệnh Bệnh viện Nhi Hà Nội, ở đây Bác sĩ đã ghi vào bệnh án là cháu bị bệnh tự kỉ.

Cầm bệnh án của cháu trên tay chị rất lo, biết cháu bị bệnh chứ không hiểu căn bệnh con mình đang mang như thế nào. Chị đã được bác sĩ ở viện Nhi tư vấn nên đưa con vào khoa tâm bệnh của viện Nhi để học cách chữa trị. Thời gian học của chị và cháu ở trung tâm cũng được 3 tuần rồi, theo quy định thì chị và cháu sẽ ở đây 1 tuần nữa (tối đa là 4 tuần). Sau 4 tuần học phương pháp chữa bệnh tự kỉ của các bác sĩ, chị đã tự tin hơn khi chữa bệnh cho cháu.

Chị Thu Hằng (Hà Nam):

Chị sống ở quê nên không biết gì về căn bệnh tự kỉ ở trẻ. Cho đến khi VTV1 phát chương trình mang tên “cuộc chiến chống bệnh tự kỉ cho con” chị giật mình khi nghĩ đến con. Con chị có những biểu hiện: chậm nói, nghịch nhiều, thích chơi một mình… giống hệt con chị Phương Nga trong chương trình “Người xây tổ ấm -VTV1”. Ngay ngày hôm sau, gia đình cho bé lên bệnh viện Nhi khám, kết quả là cháu bị bệnh tự kỉ.

Khi biết chính xác cháu mắc bệnh tự kỉ, gia đình chị đã quyết định cho 2 mẹ con vào học phương pháp trị liệu tại Khoa tâm bệnh, viện Nhi Hà Nội. Mặc dù mới vào trung tâm được 2 tuần nhưng cháu nhà chị đã tiến bộ rất nhiều. Giờ đây, cháu đã đếm được từ 1 đến 30. Với khả năng thích ứng phương pháp trị liệu mới của cháu, cùng kinh nghiệm chị học được sau hai tuần, gia đình chị sẽ quyết tâm giúp cháu thuyên giảm bệnh mặc dù chị biết sẽ phải trải qua thời gian dài và cực kì khó khăn.

Các bài tập trong chương trình “ Can thiệp tự kỉ” của khoa tâm bệnh bệnh viện Nhi Hà Nội dành cho trẻ bị bệnh tự kỉ.

Bài tập vận động Bài tập cảm giác Vận động tinh Ngôn ngữ
Xích đu trong nhà
Xích đu ngoài sân
Cầu trượt
Nhảy lò xo
Lăn người trên bóng
Ngồi trên bóng to
Chui ống
Lăn người
Đẩy xe
Mang vác đồ


Ngồi chậu bóng
Lăn bóng gai
Chải vào da
Kéo chun
Xoa bóp
Nhai
Cắn
Mút
Nóng, lạnh
Mềm, cứng
Kéo chất dẻo
Vẽ bằng ngón
Xếp tháp
Xếp khối gỗ
Xâu vòng
Giở sách
Vẽ hình
Nặn
Đóng mở nút chai
Xé giấy
Kỹ năng ăn
Kỹ năng cởi, mặc
Kỹ năng vệ sinh

Giao tiếp mắt
Bắt chước chào, gật
Động tác môi miệng (tặc lưỡi, liếm môi)
Thổi kèn, bóng, tắt nến
__________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

29 tháng 3, 2011

Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi (phần 2)

Như chúng ta đã biết nguồn gốc của bệnh TỰ KỶ là do hệ tiêu hoá bị tổn thương. Vậy yếu tố nào tác động đã khiến cho hệ thống hấp thu dinh dưỡng ở ruột không làm việc đúng chức năng?

Image
Ảnh: sưu tầm
Chúng ta phải làm gì để cải thiện tình trạng trên? BIBI.vn mời các bạn theo dõi tiếp phần 2 của bài viết "Bệnh TỰ KỶ có thể chữa khỏi".

1. Các yếu tố, nguyên nhân gây TỰ KỶ
Theo như các giáo sư, bác sĩ đã báo cáo trong hội nghị thì có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Đó là: Di truyền, Hệ thống miễn dịch, Môi trường, Can thiệp sinh hoá.

Di truyền và Môi trường
Hiện nay, môi trường sống xung quanh chúng ta ngày càng nhiều khí thải độc hại. Các khu công nghiệp mọc lên như nấm : nguồn nước bị ô nhiễm, sóng điện từ tràn lan.Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt lợn, thịt gà…được các nhà xản suất nuôi theo quy trình công nghiệp làm sao cho con vật càng lớn nhanh càng tốt. Cá, tôm nuôi ở các trang trại được dùng thuốc kích thích, cá ở biển cũng được dùng một số chất hoá học để đánh bắt và bảo quản. Rau, lúa gạo ngày càng được chăm bón với nhiều loại thuốc trừ sâu chất lượng cao…

Từng chút, từng chút mọi thứ thay đổi xung quanh ảnh hưởng tới chúng ta. Sau mỗi thế hệ người, lại tìm thấy trong máu người mẹ có lượng độc tố ngày một tăng và cứ thế được truyền từ mẹ sang con, từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Cho đến hôm nay em bé được sinh ra đã mang trong mình một lượng độc tố khá lớn. Khi gặp tác động của môi trường, các chất độc thâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho các bé.

Tuy nhiên, ở mỗi em bé lại có khả năng kháng thể và lọc bỏ những độc tố khác nhau, nếu khả năng ấy của bé kém thì chắc chắn bé sẽ bị hại. Đó chính là lý do tại sao ở các thế hệ trước có ai biết đến TỰ KỶ mà tại sao đến thế hệ của con em chúng ta nó lại lan tràn như một bệnh dịch vậy?

Hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của con người qua nhiều thế hệ tiến hoá và sinh tồn trở nên rất phức tạp và có nhiều lớp rào cản để bảo vệ cơ thể theo nhiều cách. Nhịêm vụ của hệ thống miễn dịch là nhận diện kẻ xấu xâm nhập cơ thể, phá huỷ, đẩy chúng ra khỏi cơ thể và phục hồi những tổn hại mà kẻ xâm nhập đã gây ra.

Ở đây chúng ta hãy bàn riêng đến bộ máy tiêu hoá, đường ruột của em bé.Tuy nó nằm bên trong nhưng y học vẫn xem nó là phần ngoài cơ thể. Vì nó tiếp xúc với môi trường bên ngoài ( thực phẩn ) và thực hiên trao đổi chất giữa bên trong và bên ngoài cơ thể qua thành ruột. Ở thành ruột cũng có một hệ thống miễn nhiễm đó là chất nhờn làm nhiêm vụ ngăn cản vi khuẩn và vật thể lạ xâm nhập cơ thể. Khi các chất dị ứng, khó tiêu, độc tố liên tục xâm nhập tác động lên thành ruột thì ở đó đường ruột bị xưng tấy, phồng rộp. Nếu nặng có thể làm lủng ruột, tạo thành các lỗ nhỏ để các chất độc có thể đi qua, vào trong máu.

Ở các bé bị TỰ KỶ , vì một lý do nào đó có thể là di truyền mà khả năng miễn nhiễm xử lý trao đổi chất không hoạt động bình thường. Các chất như Gluten, Casein và một số độc tố từ bên ngoài môi trường bị cho là những yếu tố gây nên sự sưng tấy ruột. Chúng xâm nhập vào máu qua các lỗ thủng lên não làm xưng hại các tế bào não của bé gây ra các biểu hiện rối loạn tâm thần ( rối loạn hệ thần kinh)

Can thiệp sinh hoá
Nói đến các chất, thực phẩm gây TỰ KỶ là nói đến một quá trình sinh hoá trao đổi chất rất phức tạp trong cơ thể. Có nhiều bác sĩ khi học ở trường y cũng học về cơ cấu sinh hoá nhưng vì sự phức tạp của nhiều giai đoạn sinh hoá nên họ không dễ dàng nhận thấy các chất Gluten, Casein và các độc tố có thể gây nên TỰ KỶ. Tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu về sinh hoá lại nhận thấy được vấn đề này và chính họ đã mở đường cho việc chữa TỰ KỶ bằng phương pháp can thiệp sinh hoá.

2. Thực phẩm ăn kiêng và các chất thay thế

Cô Julie Matthews, một chuyên gia cố vấn về dình dưỡng đặc biệt cho trẻ TỰ KỶ. Là thành viên chính thức của học viện nghiên cứu TỰ KỶ ”Autism Research Institute” đã cho ra đời cuốn sách Nourishing Hope-Nutrition Intervention for Autism Spectrum Disorder phát hành lần 2, năm 2007. Nội dung cuốn sách viết về chương trình dinh dưỡng ăn kiêng cho trẻ TỰ KỶ. Chúng ta nên bắt đầu chương trình này bằng việc kiêng Gluten và Casein.

Theo cô Julie thì không nên kiêng cả hai chất cùng một lúc vì ta không biết cái nào có lợi hay có hại cho con bé. Bởi cấu trúc sinh hoá phức tạp ở mỗi bé, ta nên để ý và ghi nhớ lại các thức ăn và thời gian để theo dõi. Trong 3 tuần đầu ta thử kiêng thực phẩm có chứa Casein trước, sau đó 3 tháng sẽ dần dần kiêng cả Casein và Gluten. Nhiều phụ huynh cho biết khi kiêng các chất này thấy hiệu quả rất nhanh.
  • Thực phẩm có chứa Gluten: Lúa mì, yến mạch, các loại bánh nướng, bánh quy, bánh mì, bánh bao, các loại mì ống, mì làm từ bột mì các loại xúc xích…
  • =>Thực phẩm thay thế: Hạt kê, hạt có chứa tinh bột , gạo, bắp ngô, bột gạo, các loại mì làm từ bột gạo, bột bắp, bánh mì làm từ bột gạo…
  • Thực phẩm có chứa Casein: Sữa động vật, bơ, pho mát, Sữa chua, kem, kem trên bề mặt bánh sinh nhật, bột ca cao…
=>Thực phẩm thay thế: Sữa thực vật từ các loại hạt tự làm ở nhà, Sữa dừa, các loại chè…
________________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

28 tháng 3, 2011

Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi (phần 1)

"Bệnh TỰ KỶ có thể chữa khỏi". Thông tin vô cùng quý giá này sẽ mở ra một chân trời mới, thắp sáng lên niềm tin và hi vọng của tất cả các bậc phụ huynh đang có con mắc chứng bệnh này. Nó còn giúp họ tăng thêm sức mạnh để giành lại đứa con tưởng như đã bị đánh cắp.

Image
Ảnh: sưu tầm
Cách nhìn cũ

Từ trước đến nay đã có rất nhiều điều thắc mắc xung quanh vấn đề này “ Tại sao đang đêm khuya bé nhà tôi lại bừng tỉnh, lăn lộn, vật vã, quấy khóc? Có phải chúng tôi đã quá chiều con? Bé nhà tôi đã phải ở nhà với oshin mà không có sự quan tâm của bố mẹ? Có phải tôi đã cho bé xem ti vi quá nhiều? Có phải chúng tôi ít nói chuyện với con?...” và họ nghĩ rằng đây chính là một trong những nguyên nhân đã dẫn các cháu đến với căn bệnh này.

Có nhiều người mẹ đã khóc liên tục hàng tuần liền, có nhiều ông bố đã đứng lặng hàng giờ khi biết kết quả chuẩn đoán của con mình. Kế tiếp đó là những chuỗi ngày bế tắc, thất vọng và đau khổ.

Cách nhìn mới

Từ ngày 12-15/10/2007 tại bang Califonia, Mỹ đã diễn ra một hội nghị lớn về TỰ KỶ “ DAN – Defeat Austism Now “. Hội nghị đã tập trung hàng chục các nhà khoa học, giáo sư, bác sĩ, hội phụ huynh và hàng trăm người từ khắp nơi về tham dự.
Tại đây các giáo sư, bác sĩ đã thuyết trình về những công trình nghiên cứu của mình từ hàng chục năm qua, cho đến hôm nay họ đã có một cách nhìn khác về bệnh TỰ KỶ: Căn bệnh này không phải là do sự rối loạn của hệ thần kinh mà nguồn gốc của bệnh là ở hệ tiêu hoá.

"Hệ thống hấp thu dinh dưỡng ở ruột của các bé bị tổn thương, không làm việc đúng chức năng để các chất độc xuyên qua màng thẩm thấu vào máu và đi khắp cơ thể. Chất độc đi lên não, phá huỷ các đường nối tư duy, làm hư hại tế bào não và nhiều phần chức năng khác của não, đặc biệt là chức năng xử lý ngôn ngữ và giao tiếp. Một phần khác là do các độc tố từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể. Tuỳ theo mức độ chất độc trong máu mà các bé bị tổn hại ở nhiều mức độ khác nhau'.

Các giáo sư, bác sĩ đã đưa ra những bước chữa trị ban đầu là:

1. Điều chỉnh cách ăn uống làm lành các vết thương ở ruột.
2. Sau đó bồi bổ các sinh tố, khoáng chất và can thiệp sinh hoá giúp lấy ra khỏi cơ thể các độc tố. 3. Khi các chất độc được loại bỏ, rối loạn đường ruột được cải thiện thì các tế bào não dần dần được phục hồi.
4. Kèm sau đó là một số chương trình can thiệp giúp trẻ theo kịp các bạn cùng lứa.

Theo những cuộc thử nghiệm điều trị trên hàng ngàn trẻ TỰ KỶ thì kết quả rất rõ rệt, những trẻ này tiến bộ từng ngày.

Điều này đã khẳng định thêm kết luận: "Nguồn gốc của bệnh Tự kỉ xuất phát từ Hệ tiêu hóa".
___________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

27 tháng 3, 2011

Những hiểu lầm về hội chứng tự kỷ

Bạn có hiểu gì về hội chứng tự kỷ của trẻ không? Sau đây là những dấu hiệu hiểu lầm về hội chứng tự kỷ.

Image

1- Trẻ Tự kỷ không thể tiến bộ được.
Không đúng. Trẻ Tự kỷ có rất nhiều tiến bộ, đặc biệt khi việc trị liệu được bắt đầu trong những năm mẫu giáo. Có những yếu tố có thể hạn chế sự tiến bộ, nhưng ít trường hợp không có sự tiến bộ đáng kể. Vì vậy, phụ huynh và giáo viên cần phải biết những phương pháp trị liệu hiện đại để khuyến khích sự tiến bộ trong suốt cuộc đời trẻ.

2- Trẻ Tự kỷ không cười với bạn.
Không đúng. Trẻ Tự kỷ có khả năng cười một cách thích hợp, nhưng cũng có thể cười không ngừng và không thích hợp. Một hiểu lầm nữa là những trẻ tự kỷ không có khả năng thể hiện cảm giác. Sự tức giận và bực bội được thể hiện bằng sự bùng nổ trong hành vi. Trẻ Tự kỷ có thể có những hạn chế biểu lộ trên nét mặt, nhưng có những lúc trẻ cười và có những phản ứng phù hợp.

3- Trẻ Tự kỷ không biết tỏ lòng thân thiện.
Không đúng. Trẻ tự kỷ cũng có cảm giác như những người khác, nhưng cách thể hiện những cảm giác đó có thể khác biệt. VD: trẻ bị nhạy cảm về xúc giác, khi được người khác ôm vào lòng có thể gây đau đớn đối với trẻ. Vì vậy, việc ôm trẻ vào lòng không phải là cử chỉ thoải mái để tỏ lòng thân thiết.

4- Trẻ Tự kỷ bị chậm trễ.
Đúng . Nếu bạn hiểu rằng “chậm” nghĩa là chậm trí tuệ, thì câu trả lời là không hoàn toàn đúng. Tự Kỷ xảy ra trên mức độ từ cao đến thấp. Theo một số nghiên cứu, sự chậm phát triển trí tuệ xảy ra ít nhất trong 2/3 của những trường hợp Tự Kỷ, khả năng hiểu và đáp lại những cử chỉ giao tiếp là khá trễ trong các mức độ của bệnh này. Giao tiếp là một điểm cốt yếu để đánh giá và phân biệt tự kỷ với những khó khăn khác.

5- Trẻ Tự kỷ không biết nhìn vào mặt người khác.
Không đúng . Trẻ tự kỷ có thể nhìn vào mặt người khác, nhưng việc này thực sự rất khó. Có nhiều trường hợp để trị liệu cách nhìn vào mặt, giáo viên đã lặp đi lặp lại “Con hãy nhìn vào mặt cô“. Nhưng những trẻ không tham gia vào những hoạt động cần thiết nhìn vào mặt người khác. Đôi khi những người “bình thường” cũng không nhìn vào mặt người khác nếu không có một lý do nào đó. Hơn nữa, đối với trẻ Tự Kỷ, sẽ dễ nghe, dễ hiểu hơn khi không cần phải nhìn vào mặt người khác, vì những kích thích thị giác làm cho họ bị phân tán khả năng nghe hiểu.

Image


6- Trẻ Tự kỷ không biết giao tiếp với bạn bè và người lớn.
Không đúng . Sự khó khăn về mặt giao tiếp là một điểm chính của hội chứng Tự Kỷ, vì thế, không lạ gì khi thấy mức độ giao tiếp của trẻ chưa trưởng thành. Hơn nữa, có sự khác biệt rất lớn giữa giao tiếp với bạn bè và giao tiếp với người lớn. Người lớn tuân theo những luật lệ giao tiếp rất lịch sự và họ là đối tượng giao tiếp an toàn hơn đối với trẻ. Sự tự động và tự nhiên của bạn đồng lứa có thể làm trẻ tự kỷ sợ hãi. Vì thế, những cuộc giao tiếp với người lớn cần được thiết lập thường xuyên trước khả năng giao tiếp với bạn bè.

7- Không được đánh giá trẻ tự kỷ bằng trình độ tiêu chuẩn.
Không đúng . Nhưng trước khi can thiệp vào hoặc trước khi bước vào chương trình đào tạo, câu này đúng. Khi trẻ cảm thấy thoải mái trong giao tiếp và đáp ứng một cách phù hợp trước một cuộc đánh giá, kết quả sẽ chính xác hơn. Sau khi quen với hệ thống của trường, nhiều trẻ đáp ứng một cách xác thực với trình độ chuẩn. Những kết quả này có thể đánh giá quá thấp những việc trẻ có thể làm cho đến giữa chương trình tiểu học, ngay cả đối với những trẻ bị tự kỷ nhẹ. Thay đổi đường lối đánh giá cũng sẽ giúp để có kết quả chính xác hơn.

8- Không thay đổi được những hành vi của trẻ Tự Kỷ.
Không đúng . Hành vi nhiều lúc là lĩnh vực khó giải quyết nhất đối với phụ huynh và giáo viên. Khi những nhu cầu thần kinh có thể gây ra hành vi, thì những hành vi này có thể được điều chỉnh phù hợp hơn và bớt nguy hiểm. Rất cần hiểu khía cạnh thần kinh của hành vi khi đang thử giải quyết - điều này những chương trình thay đổi hành vi truyền thông đôi lúc sơ xuất. Việc thay đổi hành vi có thể sẽ đem lại hiệu quả.

9- Phải giải quyết những hành vi không phù hợp trước khi có thể bắt đầu luyện tập với trẻ.
Không đúng . Nếu chúng ta đợi đến khi tất cả hành vi không phù hợp được giải quyết, sự luyện tập sẽ không bao giờ được bắt đầu! Một trong những mục đích chính của trị liệu là điều chỉnh để biến những hành vi không phù hợp trở thành hành vi thích hợp hơn. Trước đây nhiều năm, hành vi lặp lại những câu nói của người khác được điều trị bằng cách che miệng trẻ. Nghĩa là “Đừng bắt chước lời nói” nhưng trẻ em hiểu cử chỉ này nghĩa là “đừng nói”. Vì vậy, nguyên một thế hệ của người tự kỷ bị tập là câm. Rất may mắn, giờ đây chúng ta đã hiểu rằng không nhất thiết tiêu diệt hành vi bắt chước lời nói hoặc một hành vi nào không thích hợp khác; chúng ta chỉ cần điều chỉnh nó thành hành vi thích hợp hơn.

10- Trẻ Tự kỷ không để ý đến mọi người và đồ vật trong môi trường xung quanh.
Không đúng. Những trẻ tự kỷ rất quan tâm đến môi trường, nhưng lại phản ứng một cách không mong đợi. Trẻ có thể không nhận ra những điều mà người khác cảm thấy quá rõ nhưng lại nhận ra những điều mà người khác không để ý đến. Nhiều lúc, những giới hạn về giao tiếp cản trở khả năng chia sẻ sự quan sát hay phản ứng về môi trường. Không có gì lạ khi nhận ra trẻ em tự kỷ nhớ rất nhiều chi tiết khi trở lại một nơi nào đó lần thứ hai.
_______________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

26 tháng 3, 2011

Chia sẻ của bà mẹ có con bị tự kỷ

Chị đã dành 3 năm để tìm phương pháp chữa trị bệnh tự kỷ cho con. Cứ nghe thấy mọi người nói ở đâu có bác sĩ chữa bệnh tự kỷ là chị lại hỏi thông tin để tìm đến.

Image
Người tôi đang nhắc đến là chị Nguyễn Thị Hiền, một người mẹ có con bị chứng bệnh tự kỷ.
Câu chuyện chị kể về con, về những ngày tháng chị cùng con chống lại căn bệnh Tự kỷ thật cảm động.

Phát hiện bệnh

Mỗi lần nhìn đưa con trai 20 tháng của mình la hét, đập đầu vào tường là chị như đứt từng khúc ruột. Cảm nhận về sự bất thường ở con ngày càng rõ rệt, không còn mông lung như trước nữa. Và thế là chị quyết tâm đưa con đi khám.

Kể với tôi về những buổi đầu đưa con tới viện Nhi Trung Ương, về cái giây phút đọc kết luận trong bệnh án của cháu, chị Hiền không giấu được nước mắt:

- Mình đứng ngoài cửa nhìn các chuyên gia đưa con vào làm các bài test. Liên tục, họ vừa đặt các câu hỏi dỗ dành vừa nịnh nọt cháu làm theo yêu cầu. Mọi biểu hiện, hành vi, phản ứng của cháu đều không lọt khỏi ánh mắt họ và được ghi nhận tất cả.

Và cuối cùng họ kết luận con mình mắc chứng gọi là Landau-Kleffner thuộc nhóm bệnh “những rối loạn di truyền”.

Ngoại trừ một bác sĩ thuộc chuyên khoa tâm thần học trẻ em, đã bảo mình rằng: “Tôi muốn nói thật với chị, con chị đã mắc chứng bệnh tự kỷ”. Và thế là mình òa khóc, trời đất như sụp xuống dưới chân...

Vì sống ở Hà Nội, đã đọc rất nhiều sách báo viết về căn bệnh này nên chị hiểu rõ hơn ai hết, rằng con trai mình đã bước vào vương quốc của sự vô vọng và sự thu mình khỏi thế giới bên ngoài. Khủng khiếp hơn, trong mắt của người khác, con chị bị coi là điên, là thần kinh.

Mặc dù các chuyên gia đã cố làm cho chị cảm thấy khá hơn bằng cách giải thích: “con trai của chị bị bệnh Tự kỷ ở mức trung bình”. Nhưng, cái từ “Tự kỷ” vẫn cứ ong ong trong đầu chị.

- Lúc đó, mình tự đặt ra rất nhiều câu hỏi: Tại sao một đứa trẻ xinh đẹp như vậy, khỏe mạnh như vậy, lại có thể bị tự kỷ? Mình có làm gì nên tội đâu mà con mình phải chịu căn bệnh quái ác đến thế? Cuộc sống của nó rồi sẽ ra sao? Sau này mình chết đi rồi, ai sẽ chăm lo cho nó?

Chị tiếp: “ Mỗi khi nhìn con trai chăm chú xem những đoạn quảng cáo trên truyền hình, mình không thể tin vào kết luận của bác sĩ, chỉ hi vọng đó là chẩn đoán sai. Những tuần sau đó, cứ nghe thấy mọi người nói ở đâu có bác sĩ chữa bệnh Tự kỷ là mình lại hỏi thông tin để tìm đến. 3 năm qua, kể từ ngày biết con bị bệnh mình đã đưa con đến biết bao trung tâm, gặp rất nhiều bác sĩ, với một quyết tâm giúp con trở lại thế giới người thường”.

Lúc ở nhà mẹ là cô giáo

Khi tôi hỏi, những lúc con chị lên cơn, chị thường làm thế nào? Chị nghẹn ngào: “ Lúc lên cơn cháu thường lao tới ôm lấy người bên cạnh, cắn vào cánh tay. Nếu không thực hiện được hành vi đó thì bé sẽ la hét, đập đầu vào tường. Những lúc như thế mình phải giữ con thật chặt, cố gắng làm sao để cháu không có cơ hội thực hiện các hành vi theo ý thích của nó. Khoảng 20-30 phút sau đó, bé lại trở lại bình thường. Mình chịu quen rồi, tất cả cũng chỉ tại căn bệnh quái ác hoành hành, vì thế mỗi khi con lên cơn mình thấy thương con lắm”.

Thông thường, các bà mẹ khi thấy con mình mắc bệnh Tự kỷ thì mặc cảm không muốn kể với người ngoài, không đưa đến trung tâm để bác sĩ thăm khám vì sợ mọi người đàm tiếu. Còn chị thì khác, khi bác sĩ nói con bị bệnh, đi đâu chị cũng kể, từ người quen đến người lạ với hy vọng mọi người sẽ chung tay giúp con chị bắt đầu lại từ đầu.

Chị quyết tâm đi tìm phương pháp trị liệu cho con. Chị đã học được rất nhiều phương pháp chữa trị. Hàng ngày ngoài việc dậy con tập các bài tập vận động, chị dành 30 phút để dạy con mình học đọc, chị đã dùng những hình vẽ minh họa mọi hoạt động trong ngày của bé, những nơi bé đã đi qua, mọi người bé đã gặp, những người thân… để làm sách cho bé. Bằng cách này có thể dạy bé những việc phải làm một cách tuần tự, từ dễ đến khó.

Học phương pháp chữa theo chương trình “can thiệp tự kỷ”


Sau 3 năm áp dụng các phương pháp trị liệu cho con. Cậu con trai 20 tháng tuổi của chị ngày nào giờ đã gần 5 tuổi. Cháu đã có thể thực hiện những kĩ năng, hành vi của một em bé bình thường như: Khen áo mẹ đẹp thế, đọc các chữ số, biết tự xỏ giầy… tuyệt vời hơn cả là bé đã có thể theo học lớp mẫu giáo lớn và hòa đồng được cùng các bạn.

Tuy nhiên, để giúp cháu có một cuộc sống bình thường, chị Hiền vẫn từng ngày, từng giờ tiếp tục tiến hành các phương pháp giáo dục cho con. Nhưng giờ đây, mỗi buổi tập ở nhà của cháu, xuất hiện thêm một nhân vật mới: chồng chị-bố của bé.

Giải thích với tôi về sự tham gia của ông xã, chị mỉm cười:

- Tháng 5 vừa rồi, nghe cô bạn thân giới thiệu về chương trình “Can thiệp tự kỷ” của viện Nhi trung ương, mình và anh ấy đưa cháu tới đăng kí học ngay.

Theo chị, chương trình này rất hay bởi nó đã làm rõ vấn đề mấu chốt: ngoài các biện pháp khoa học, cái không thể thiếu là sự kiên trì và tình yêu thương của bố mẹ dành cho bé.
Và thế là, chị và chồng đã đưa ra quyết định: cả hai người phải trở thành người trị liệu cho chính con mình.

Những ngày này, buổi sáng chị học cùng con tại khoa tâm bệnh, theo dõi các bài tập, đọc tài liệu do các bác sĩ ở trung tâm cung cấp. Tối về, anh cùng chị chăm sóc, và dạy cháu học theo giáo trình “100 bài tập Can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ”.

Mong muốn lớn nhất của chị là y học sẽ sớm tìm được phương pháp hay loại thuốc nào đó có thể trị dứt bệnh Tự kỷ hoặc giúp căn bệnh con mình đang mang sẽ thuyên giảm tới mức nhẹ nhất. Chị cũng rất cần có sự cảm thông chia sẻ của xã hội, mong con chị được xã hội chấp nhận, để cháu có được cuộc sống bình thường và thành công ở mức độ nào đó.
___________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

25 tháng 3, 2011

Tự kỉ- nguyên nhân và triệu chứng

Cháu trai T đã được 33 tháng tuổi nhưng vẫn không thể nhận biết được tên mình.

Image
Ảnh: sưu tầm
Khi mọi người gọi tên, cháu “tảng lờ” như không biết mặc dù thính giác vẫn phát triển bình thường. Cháu thường xuyên lơ đãng, không nghe, không phản ứng lại khi mọi người nói chuyện, tiếp xúc với cháu. Cháu cũng khó diễn đạt bằng lời những điều, thứ cháu muốn. Ở nhà có rất nhiều đồ chơi nhưng cháu có vẻ như không biết chơi đồ chơi, thường hay đập, ném.

Đặc biệt, T rất thích chơi một mình, không chơi với bạn, luôn như sống trong thế giới riêng của mình kể cả khi ngồi giữa nhiều bạn. Sau khi tiếp xúc với T và trao đổi với cha mẹ em để có những thông tin chi tiết hơn, chúng tôi đã chẩn đoán được bé T mặc bệnh tự kỉ.

Tự kỉ là gì? Tự kỉ, hay được gọi là rối loạn tự kỉ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Người mắc chứng tự kỉ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, và do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
Các dấu hiệu của tự kỉ
Tự kỉ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỉ thường:
  • Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/đi đến người chăm sóc đê được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động).
  • Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
  • Ít hứng thú và ít hoạt động.
  • Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
Các dấu hiệu của chứng tự kỉ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỉ.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần...) nếu:
  • 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
  • 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…
  • 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
  • 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.
  • ở mọi độ tuổi, có sự mất/suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội.

Image
Ảnh: sưu tầm

Tỉ lệ mắc phải:
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, cứ 10,000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỉ và số lượng trẻ nam mắc phải cao gấp 3 lần số trẻ nữ.
Nguyên nhân.
Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỉ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỉ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen.
Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỉ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.
Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.
Can thiệp/trị liệu:Phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỉ, vì khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỉ thường bao gồm:
  • Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
  • Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỉ. Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng.
______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →